1. Đất phù sa là gì? Ở đâu?
Đất phù sa sông Hồng
Đất phù sa là loại đất nhỏ mịn hay hòa tan, được cuốn trôi theo dòng nước hoặc tạo nên địa hình bồi tích ở vùng hạ lưu sông, đồng bằng.
Đất phù sa có khả năng giữ ẩm, độ màu mỡ cao hơn nhiều lần so với các loại đất khác. Trong đất có nhiều chất khoáng, đa trung vi lượng hỗ trợ cho sự sinh trưởng của cây.
Dựa theo đặc điểm hình thành có phân loại thành các dạng phù sa khác nhau, nhưng chủ yếu chú trọng là hàm lượng phù sa có trong đất mà được chia thành hai loại là đất phù sa nhẹ và đất phù sa nặng.
Đất phù sa thường được lấy ở các bãi bồi ven sông. Hoặc cải thiện lượng phù sa cho đất, tạo độ mềm, tơi xốp, giàu dưỡng chất bằng các chế phẩm sinh – hóa học ở những vùng đất cằn cỗi, khô cứng, lượng phù sa trong đất ít.
2. Đặc điểm nhận biết đất phù sa
Bởi chứa các khoáng chất tự nhiên, giàu mùn nên đất phù sa tơi xốp hơn các loại đất thông thường. Ngoài ra, với khả năng thoát nước tốt, tạo độ ẩm tối ưu cùng nhiều yếu tố thuận tiện khác mà được ưa chuộng trong sản xuất nông nghiệp.
Với kết cấu từ các vật liệu rời rạc, dễ bị cuốn trôi. Tuy nhiên, đất ven sông chứa nhiều nguồn vi sinh vật, khoáng chất có lợi mà có độ màu mỡ cao hơn rất nhiều.
Kích thước hạt của đất phù sa là sự pha trộn giữa đất sét và đất cát, lẫn mùn. Nhờ tính chất đấy nên khả năng hút nước, bám rễ của cây dễ dàng, hấp phụ nhiều dưỡng chất. Cây sinh trưởng khỏe mạnh, xanh tốt hơn, nâng cao năng suất.
Đất chứa thành phần tự nhiên cùng kết cấu của lớp đất chắc chắn nên khả năng giữ nước lâu, không gây tình trạng ngập úng hay ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây trồng.
Ở Việt Nam, đất phù sa được chia thành 3 loại chính:
– Đất phù sa hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long: có màu nâu tươi, thành phần cơ giới trung tính, độ pH hơi kiềm, độ no bazơ cao, hàm lượng các yếu tố N, P, K dễ dàng phân hủy hơn so với hệ thống các sông khác.
– Đất phù sa hệ thống sông Me-Kong: có màu nâu, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, có độ phèn chua.
– Đất phù sa hệ thống sông khác: bao gồm nhiều sông nhỏ như sông Mã, sông Lam, Sông Kiến Giang, sông Thái Bình, sông Đồng Nai. Đất ở những khu vực này có hàm lượng dinh dưỡng, mùn, khoáng chất ít hơn so với khu vực sông lớn.
3. Kết hợp đất phù sa với mùn dừa
Trong đất phù sa chứa nhiều dưỡng chất tốt, phù hợp cho hầu hết các loại giống cây trồng. Tuy nhiên theo từng điều kiện địa hình, khí hậu canh tác ngày nay mà con người có những công thức phối trộn giá thể với đất để nâng cao năng suất, hiệu quả trồng trọt.
Việc phối trộn mùn dừa sạch, đã qua xử lý vào đất phù sa làm tăng độ tơi xốp, thoáng khí, tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi phát triển, cũng như quá trình trao đổi giữa các khoáng chất thuận tiện đến với cây trồng hơn.
Công thức bổ sung thường không chiếm quá 50% mùn dừa. Với các loại cây rau ăn lá, rau mầm lượng mùn dừa thêm vào sẽ cao hơn so với cây ăn quả, hoa – cây cảnh.
4. Đất phù sa trồng cây gì
Theo phân chia các vùng phù sa mà có thể biết được cây trồng phù hợp với từng loại đất. Nhìn chung, đất phù sa màu mỡ với khả năng giữ – thoát nước tốt phù hợp hầu như toàn bộ cây, nhưng để có tác dụng tốt nhất thì được phân bổ như sau:
– Hệ thống phù sa sông Hồng, sông Cửu Long thích hợp với các loại rau màu, cây trồng họ đậu, cây ăn quả.
– Hệ thống phù sa sông Me-Kong là môi trường lý tưởng cho canh tác lúa nước, cây ăn quả, cây công nghiệp.
– Phù sa trong các hệ thống sông khác dễ dàng canh tác lúa nước, rau màu.
Tham khảo thêm các hình thức canh tác cây trồng nông nghiệp tại đây:
CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG ĐẤT TRỒNG CÂY TRƠ CỨNG (1)
6 TÍP BÓN PHÂN ĐỂ CÂY HẤP THU HIỆU QUẢ HƠN