PHÂN HỮU CƠ – 2 LOẠI PHÂN GÀ VÀ PHÂN DÊ

Trong các bài viết trên trang web của Tuff từng đăng tải, đã có đề cập và nhắc đến loại phân hữu cơ với thành phần chính từ chất thải gia súc, gia cầm. Trong bài viết về phân bò “Từ chất thải gia súc đến dinh dưỡng cây trồng” Tuff đã nói rất chi tiết về tác dụng cụ thể của phân hữu cơ, nhưng xoay quanh là phân bò.

Bởi vậy, hôm nay Tuff tiếp tục chia sẻ nhiều hơn về nhóm phân hữu cơ từ phân chuồng, phân động vật để mọi người có thể chuyển hóa các loại phân bón sẵn có tại nhà hay trang trại, như phân dê, phân gà, phân chuồng thành dạng phân bón tốt cho cây.

Phân hữu cơ sau khi ủ

1. Dạng phân hữu cơ từ phân gà, phân dê

Phân chuồng trong đó có phân gà, phân dê là loại phân hữu cơ được lựa chọn sử dụng rộng rãi cho nông nghiệp và góp phần làm giảm lượng phân bón hóa học.

Có loại phân tươi và phân hoai mục. Phân tươi thường được dùng trực tiếp bón ra đất khi cày xới, trồng cây. Nhưng phân gà, phân dê tươi không nên dùng khi chưa được ủ, chúng có thể chứa các nguồn nấm khuẩn, tuyến trùng gây hại. Dạng phân hoai mục đã qua xử lý, ủ, bổ sung thêm các hoạt chất vi sinh làm tăng dinh dưỡng, độ tơi xốp màu mỡ.

Vì vậy, sử dụng dạng phân hữu cơ hoai mục sẽ tốt hơn, thúc đẩy quá trình phát triển của cây trồng nhanh hơn, hạn chế các rủi ro về nguồn sâu bệnh, tuyến trùng.

2. Đặc đểm của phân hữu cơ hoai mục 

2.1 Phân gà là loại phân chuồng có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. Chứa lượng đạm, lân, kali lên đến 2% tổng số, thêm cả các yếu tố trung vi lượng như: Canxi, Magie, Kẽm, Đồng, Mangan…

Mahama to encourage poultry farmers to produce fertilizer from chicken droppings

Phân gà hoai mục

Ưu điểm của phân gà:

– Hàm lượng dinh dưỡng cao, khả năng phân giải lâu bền mà có thể bón ít lần, ít lượng vẫn đạt hiệu quả cao.

– Giúp cân bằng độ pH cho các loại đất chua, làm tăng độ pH của đất bởi trong phân gà chứa lượng Canxi tổng lên gần 1%

– Chứa nhiều vi sinh vật có lợi, enzyme, axit hữu cơ làm tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây trồng, cải thiện độ phì nhiêu của đất.

Nhược điểm

– Phân gà hoai mục nhẹ, khô thoáng nên có độ ẩm thấp. Cần bổ sung thêm nước tưới cho cây và đất khi sử dụng phân gà.

– Mùi phân nồng, nặng gây khó chịu cho con người

– Nếu không được xử lý, ủ đúng cách sẽ thu hút, chứa nhiều vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây bệnh cho cây.

2.2 Phân dê là loại phân chuồng có hàm lượng dinh dưỡng cao và độ ẩm vừa phải. Dạng viên nén kích thước 5-10mm. Chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như đạm, phân, kali chiếm khoảng 1 – 1,6%. Các nguyên tố khác như Canxi, magie, kẽm, đồng, sắt mangan… cũng có trong phân dê.

Phân dê sau khi làm khô

Ưu điểm của phân dê:

– Với độ ẩm vừa phải nên khi bón vào đất không cần thiết phải làm ẩm và bổ sung nước nhiều cho cây.

– Hàm lượng dinh dưỡng cao, tan chậm nên có thể bón ít lần mà lượng dinh dưỡng vẫn đủ duy trì cho cây trồng.

– Độ pH trung tính, không ảnh hưởng đến cấu trúc đất.

– Mùi nhẹ hơn so với phân gà, không gây khó chịu cho con người.

Nhược điểm

– Ngày nay chăn nuôi dê ít nên khó kiếm và sử dụng, giá thành cao.

– Có thể chứa các nguồn nấm khuẩn, vi sinh vật, tuyến trùng gây bệnh cho cây trồng nếu không được xử lý, ủ đúng cách.

3. Kết hợp phân hữu cơ với chất trồng khác

Có thể phối trộn phân gà, phân dê vào đất hay các giá thể khác như mùn dừa. Việc thêm các loại phân chuồng vào giá thể xơ dừa làm tăng độ tơi xốp, tăng khả nâng thấm hút nước/dinh dưỡng đến cây. Với khả năng giữ ẩm tốt của mùn dừa cùng với tính phân chia dinh dưỡng lâu bền của phân chuồng giúp tiết kiệm thời gian trồng cũng như công chăm sóc.

Tùy theo cây trồng mà có các tỷ lệ của phân chuồng hoai mục với mùn dừa khác nhau. Không nên trộn quá 30% phân gà, phân dê với mùn dừa để tránh gây hiện tượng cháy EC ở cây trồng.

4. Phân hữu cơ thích hợp cho cây trồng gì?

Phù hợp cho tất cả các loại cây. Từ cây công nghiệp, cây rau màu, cây ăn trái, cây lương thực, cây dược liệu, cây gia vị đến hoa – cây cảnh.

Bón trực tiếp vào đất khi trồng hoặc bón theo giai đoạn sinh trưởng của cây đều được. Phân gà được dùng nhiều cho các loại cây rau, cây ăn trái. Còn phân dê rất thích hợp cho cây cảnh như hoa lan, bonsai.

5. Có nên sử dụng phân gà, phân dê trong canh tác nông nghiệp công nghệ cao?

– Phân chuồng, phân các loại gia súc, gia cầm thường được nhắc đến dân dã trong mỗi vụ mùa của các địa phương, hộ gia đình nuôi trồng manh mún, nhỏ lẻ. Vậy với khái niệm mới trong sản xuất nông nghiệp là các mô hình tiên tiến, áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại có nên sử dụng loại phân hữu cơ “dân quê” này không?

Trả lời cho câu hỏi trên của rất nhiều quý khách hàng hầu như đang trồng các giống cây theo mô hình nhà màng, nhà lưới với hệ thống tưới khoa học. Tuff khẳng định rằng: việc sử dụng các dạng phân hữu cơ từ phân chuồng, phân gà, phân dê hoai mục là có thể và nên được dùng phổ biến trong nông nghiệp công nghệ cao.

Bởi lẽ, các dạng phân hữu cơ này chứa rất nhiều vi sinh vật có lợi, các yếu tố đa trung vi lượng tốt cho cây trồng. Giá thành rẻ hơn nhiều so với các loại phân bón vô cơ, chế phẩm sinh học trên thị trường. Không bác bỏ hoàn toàn các dạng phân bón, chế phẩm mà sự kết hợp hài hòa các yếu tố phân bón với nhau sẽ tránh lãng phí nguồn phân bón, giá trị kinh tế cũng như cung cấp toàn diện dinh dưỡng cây trồng cần.
PHÂN BÒ – TỪ CHẤT THẢI GIA SÚC ĐẾN LỢI ÍCH CÂY TRỒNG (4)
SỰ THẬT VỀ PHÂN TRÙN QUẾ- 4 CÁCH LỰA CHỌN ĐƠN GIẢN???

Chia sẻ :

Bài viết khác

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH TỪ GIÁ THỂ XƠ DỪA (2)

Giá thể xơ dừa chắc không còn xa lạ đối với người làm nông. Nhưng hôm nay Tuff muốn đề cập tới một khía cạnh khác về tác dụng của xơ dừa trồng cây, đấy là hướng tới rộng rãi ở những vùng thành thị, khu nhà cao tầng không có nguồn đất trồng trọt.

Chi tiết »

GIÁ THỂ TRỒNG CÂY SỐ 1 TẠI VIỆT NAM

Canh tác nông nghiệp ngày nay đang có nhiều biến chuyển do nhu cầu của con người và nguồn tài nguyên đất thay đổi. Canh tác giá thể đang là lựa chọn tối ưu cho ngành nông nghiệp. Vậy giá thể là gì? lợi ích mang lại ra sao? Hãy cùng Tuff Việt Nam tìm

Chi tiết »
DMCA.com Protection Status
Scroll to Top