Vì sao đất bị nèn chặt sau mưa?

Đất bị nèn chặt sau mưa
Đất bị nèn chặt sau mưa, cây còi cọc, chậm lớn

Sau mỗi trận mưa, đất bị nèn xuống, bề mặt bị căng ra, cây còi cọc, chẳng lớn được. Có nhà bác nào bị như này không ạ? Hiện tượng này có thể không xảy ra ở mọi loại đất và trong mọi tình huống. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại đất, độ dẻo của đất, lượng mưa, và điều kiện thời tiết sau mưa.

Biểu hiện rõ nét ở hiện tượng đất bị nèn chặt này là: bề mặt đất mịn, căng tạo ra 1 lớp căng bề mặt;  Khi nước bay hơi ra khỏi đất sau mưa và đất trở lại trạng thái khô hơn, có thể gây ra sự co lại của đất, gây ra các vết nứt nẻ trên bề mặt; Tại chỗ không bị nứt nẻ, đất khô cứng, vẫn tạo 1 lớp căng trên bề mặt, ngăn cản sự trao đổi không khí của đất. Thường thì chúng ta sẽ hay gặp hiện tượng này ở nền đất cát sét hơn ạ. Tại sao vậy?

Hiện tượng này có liên quan tới 1 yếu tố quan trọng của đất, gọi là keo đất. Vậy trước khi đi phân tích sâu tại sao đất lại bị nèn chặt sau mưa thì chúng ta cũng nhau đi tìm hiểu về keo đất nhé.

Keo đất là một lớp đất cát sét có khả năng giữ nước và cung cấp khoáng chất cho cây trồng. Nó chứa các hạt đất siêu nhỏ được gọi là hạt đất sét. Những hạt này có tính chất dẻo và có khả năng kết dính lại với nhau khi nước được thêm vào, giúp duy trì độ ẩm trong đất và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng.

Các loại đất trồng khác nhau thường có sự khác nhau về keo đất. Điều này phụ thuộc vào thành phần cụ thể của đất, đặc tính vật lý và hóa học của nó. Ví dụ: Đất sét thường có khả năng kết dính tốt và giữ nước. Đây là loại đất có keo đất cao; Ngược lại, Đất cát thường có tính năng kết dính yếu hơn và không giữ nước tốt. Nó có xu hướng thoát nước nhanh hơn và thường cần thêm chất liệu hữu cơ hoặc phân trùn quế để cải thiện khả năng giữ nước và keo đất.

Vậy điều gì sẽ xảy ra khi lượng keo đất trong đất quá nhiều? Khi hàm lượng keo đất trong đất quá nhiều, có thể xảy ra một số vấn đề và ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng và canh tác nông nghiệp. Dưới đây là một số vấn đề phổ biến khi keo đất quá nhiều trong đất:

  • Keo đất cản trở thoát nước: Tầng keo đất có khả năng giữ nước cao, và khi keo đất quá nhiều, nó có thể dẫn đến tình trạng ngập úng trong đất. Các cây trồng có thể bị thiệt hại do thiếu oxi và quá trình hô hấp của rễ cây bị chậm lại.
  • Khó làm xử lý đất: Đất chứa quá nhiều keo đất, ở tình trạng đất khô, có thể trở nên cứng, rắn và khó xử lý. Điều này làm cho việc cày xới và gieo hạt trở nên khó khăn, đặc biệt sau mưa, khi đất cát sét trở nên bám dính và nặng nề.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng: Keo đất nhiều có thể làm cho mật độ đất trở nên dày đặc hơn, ít lỗ hổng để không khí len lỏi vào. Vấn đề này làm cho rễ có thể bị hạn chế trong việc lan ra tìm kiếm nước và dinh dưỡng.
  • Ngăn chặn thoát nước trong trường hợp mưa lớn: Khi có mưa lớn, tầng keo đất quá nhiều có thể ngăn chặn nước thoát ra khỏi đất, dẫn đến ngập úng và thất thoát mất mát cây trồng.
  • Yếu tố quản lý nông nghiệp: Để quản lý nông nghiệp hiệu quả, đất cần có khả năng thoát nước tốt và đủ dẻo để có thể làm việc trên nó. Keo đất quá nhiều có thể làm cho quá trình canh tác trở nên khó khăn.

Giờ các bác đã biết lý do tại sao đất nhà mình lại bị nèn chặt sau mưa chưa? Vâng. Do lớp keo đất trong đất của nhà mình quá nhiều đấy ạ. Trong mỗi trận mưa, lớp đất đã được chúng ta xới tơi khi trồng cây lại được nước mưa liên kết chúng lại với nhau qua keo đất và nổi lên lớp bề mặt đất, tạo ra 1 lớp keo đất kiên cố. Sau mưa, lớp keo đất này đã được định hình sẽ giữ nguyên trạng thái đó, ngăn cản sự trao đổi nước và oxy của đất. Rễ cây bị ngập úng lâu do mưa, lại thiếu oxy nên sau mưa, cây thường bị chết ủng hoặc sinh trưởng kém.

Để giảm tình trạng keo đất quá nhiều trong đất, hay nói cách khác là đất bị nèn chặt sau mưa, các bác có thể sử dụng các biện pháp sau nhé:

  1. Cải tạo đất: Hãy làm cho đất trở nên tơi xốp, giảm hàm lượng keo đất bằng cách thêm các chất mùn hữu cơ như mùn dừa, bã mía băm nhỏ, trấu hun, hoặc phân trùn quế,…. Đặc biệt đối với loại đất có thành phần sét cao, bạn cần trộn đất/mùn dừa theo tỷ lệ 3/7, bổ sung thêm phân trùn quế.
  2. Xới lại đất: Sau mỗi trận mưa, hãy xới nhẹ lại đất trên bề mặt ngay sau đó để phá vỡ lớp căng bề mặt và giúp đất thoát nước tốt hơn. Tuyệt đối tránh xới quá sâu, để không ảnh hưởng đến rễ cây.
  3. Duy trì hệ thống thoát nước hiệu quả cũng là một phần quan trọng trong việc quản lý tình trạng đất quá nhiều keo đất.

Tầng keo đất là một phần quan trọng của đất nông nghiệp và đóng vai trò quyết định trong sự phát triển và bền vững của nông nghiệp. Việc duy trì và quản lý tầng keo đất đúng cách là cần thiết để đảm bảo năng suất và hiệu quả của hệ thống nông nghiệp trong tương lai. Với từng loại đất khác nhau sẽ cần biện pháp cải tạo, duy trì và bảo vệ đất khác nhau.

Tại Tuff Việt Nam, các chuyên gia nông nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm đã đúc kết ra được các phương pháp cải tạo đất hiệu quả cho từng loại đất trồng với các nguyên liệu hoàn toàn hữu cơ, vừa an toàn cho chính người canh tác, vừa thân thiện với môi trường. Liên hệ tới Tuff Việt Nam nếu như bạn cần hỗ trợ nhé. Đội ngũ của Tuff Việt Nam luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn mọi lúc, mọi nơi nha.

Tham khảo thêm các bài viết khác dưới :

Tận dụng mụn dừa trồng rau mầm

5 tầm quan trọng của giá thể với cây trồng

Chất cải tạo đất là gì?

Giải pháp cho tình trạng khan hiếm nguồn đất

Giá thể trồng cây: Mụn dừa

Chia sẻ :

Bài viết khác

ĐẤT CÁT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT CHO NGÀNH NÔNG (1)

Mọi người thường hay nghe và nhắc đến cụm từ “đất cát” trong sản xuất nông nghiệp. Vậy đất cát là gì? Cây trồng nào phù hợp? Thuận lợi và khó khăn khi canh tác trên nhóm đất này? Hãy cùng Tuff Việt Nam tìm hiểu nhé Đất cát 1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT CÁT

Chi tiết »

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH TỪ GIÁ THỂ XƠ DỪA (2)

Giá thể xơ dừa chắc không còn xa lạ đối với người làm nông. Nhưng hôm nay Tuff muốn đề cập tới một khía cạnh khác về tác dụng của xơ dừa trồng cây, đấy là hướng tới rộng rãi ở những vùng thành thị, khu nhà cao tầng không có nguồn đất trồng trọt.

Chi tiết »
DMCA.com Protection Status
Scroll to Top